5/5 (2) Bình chọn
TRẺ CON KHÔNG BIẾT GÌ?!
Hôm nay, thông báo FB hiện lên có vài người tương tác với mấy cmt của mình cách đây 1 năm ở 1 post về vấn đề con trẻ không nghe lời cha mẹ, có rất nhiều cmt trải lòng về tuổi thơ bị cha mẹ áp đặt tư duy và gây áp lực cho các con, hầu hết họ đều đã tổn thương một phần nào đó trong ký ức nói chung và mặt tâm lý nói riêng.
Mình không dùng chữ “từng” vì vết thương lòng bị gây ra từ cha mẹ/ người nuôi dưỡng ở giai đoạn đứa trẻ cần nhận được sự hỗ trợ nhất - để phát triển và hoàn thiện tâm lý sẽ không bao giờ chối bỏ được!
Có hai chi tiết trong “TRÍ TUỆ THẨM THẤU” về nghiên cứu của ngành Phôi Thai Học, mà mình muốn đề cập, đó là:
-Phần thuộc Hệ Thần Kinh điều khiển thị giác được hình thành đầu tiên và hình thành từ rất lâu ngay cả trước khi dây thần kinh thị giác và mắt được hình thành
-Thói quen mà một đứa trẻ sẽ sở hữu trong tương lai được định sẵn ở trung khu thần kinh ngay cả trước khi cơ quan này được hình thành.
Và một phát hiện đặc biệt đã nói rằng phần được hình thành đầu tiên sẽ là những phần chỉ đạo sự hoạt động của đứa trẻ nói riêng và cá thể nói chung; điều này cho thấy rằng thị giác sẽ đóng góp một phần cực kì lớn đến việc quan sát, học tập và tái hiện môi trường. Trong tự nhiên, thói quen và tập quán rất quan trọng vì hành vi được đặt làm trung tâm của thói quen, còn tập quán sẽ :
-Giúp cá thể thích nghi với môi trường sống, các cơ quan góp phần tạo nên bất kì cá thể nào cũng phù hợp với bản năng của cá thể đó (1) nên động vật phân bố theo tập tính sinh hoạt ở nhiều nơi khác nhau (2)
-Hành vi của động vật đó cũng sẽ cố định nhiệm vụ của chính nó (3)
[Ví dụ ]
(1) Bò ăn cỏ
Với cấu trúc 4 ngăn của dạ dày, gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ túi khế thì việc chuyển hóa cỏ thành năng lượng được hoạt động dây chuyền: ở dạ cỏ và dạ tổ ong, thức ăn được trộn lẫn với nước bọt và sau đó tách thành các lớp lỏng và rắn.
+ Lớp rắn kết thành khối để tạo ra thức ăn nhai lại, phần nhai lại được ợ lại lên miệng, bò nhai chậm lớp rắn nhằm trộn lẫn thức ăn này với nước bọt hoàn toàn và phân hủy sâu hơn nữa các sợi thức ăn, các sợi thức ăn sẽ bị phân hủy bởi các vi khuẩn cộng sinh và các động vật nguyên sinh có trong các ngăn này thành dạng lỏng của khối thức ăn, đồng thời chuyển qua dạ cỏ tới dạ lá sách - nước bị loại bỏ ở giai đoạn này.
+ Thức ăn đang tiêu hóa được chuyển tới dạ túi khế, thức ăn ở ngăn này được tiêu hóa giống như trong dạ dày người.
+ Cuối cùng, thức ăn được chuyển đến ruột non và tại đây các chất dinh dưỡng được hấp thụ.
Ngoài ra, khi nói về cỏ thì chúng ta còn biết được rằng cỏ giúp giữ chặt đất và cung cấp dinh dưỡng cho đất, điều kiện để cỏ sinh trưởng gồm: cắt cỏ, bón phân và lăn vật nặng lên nó . Bò gặm cỏ nhưng không bao giờ bứt luôn cả rễ để ăn bởi vì nếu thế thì cỏ sẽ chết, việc bò đi nặng trên bãi cỏ đấy chính là hành vi hỗ trợ cỏ sinh trưởng và phát triển!!!
=> Chính vì sự hình thành này của cơ quan tiêu hóa mà nhiệm vụ của bò đã được cố định (3)
(2) Động vật phân bố theo vị trí địa lý
+Núi: dê, cừu, nai,….
+Sa mạc: lạc đà, chim ruồi Costa ….
+Vùng băng giá: gấu Bắc Cực (Polar Bear), cáo tuyết, hải mã…
….
Động vật vừa sinh ra thì bản năng liền được kích hoạt.
Con người muốn có bản năng thì buộc phải xây dựng tâm lý đủ để sẵn sàng phát huy khả năng của mình và vận động thích ứng với những khả năng đó. Tâm lý được bộc lộ qua hành vi với điều kiện dựa trên sự tiến hóa, quan sát – học tập – tái hiện môi trường , đồng thời dựa trên sự tiếp nhận sự vật / kiến thức như miếng bọt biển từ điều kiện xung quanh khi còn là một đứa trẻ trong giai đọan trí tuệ vẫn đồng nhất: có nghĩa là, trẻ đủ thông minh để đánh giá được điều chúng ta nói và làm có giống nhau hay không!
Việc trẻ làm trái ý cha mẹ là điều hiển nhiên khi các sự việc xung quanh không nhất quán thì tâm lý con không thể nào ổn định để thích nghi với điều kiện sống, nên, khi lớn lên sẽ càng khó để thích nghi với thời đại mới - bởi vì khi còn là một đứa trẻ, lúc đó con tiếp thu rất nhanh tất cả những gì trước mắt để dần hoàn thiện đời sống tâm lý. Do vậy, nếu con bạn gặp một vấn đề nào đó hãy dũng cảm xem lại chính mình hoặc xem xét lại môi trường mà con đang tiếp xúc!
Chính vì vậy, việc cho rằng con trẻ không biết gì và cư xử như thể bé đã trưởng thành trong khi phương pháp hỗ trợ/giáo dục không được quan tâm - hoặc - áp dụng không đúng cách thì sẽ rất khó đoán được con chúng ta đang gặp vấn đề gì để tìm giải pháp xử lý.
Thật sự có rất nhiều bậc cha mẹ không quan tâm nguồn gốc của những cơn tantrums hay tự hỏi xem hành vi không tốt được bắt đầu từ đâu/ khi nào/ tại sao......nhưng những gì bị phớt lờ sẽ càng là thứ có thể khiến chúng ta phát rồ, vì mức độ tăng dần của nó!
Mình hy vọng những dòng này có thể giúp một bậc phụ huynh nào đó hiểu được rằng mỗi đứa trẻ vốn dĩ đã vật vã ra sao để hoàn thiện chính mình sau khi ra khỏi bụng mẹ.
Mình thật sự mong là sau những chia sẻ này sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp để mình có cơ hội hoàn thiện kiến thức và những hiểu biết đã tự tìm tòi - như trên, chẳng hạn!
Cảm ơn cả nhà đã đọc, chúc gia đình cuối tuần vui vẻ nhé ạ
---Trâm Anh, mẹ của Dory---
Copyright 2008 - 2016 Liên hệ