4/5 (8) Bình chọn
Nữ thần tình yêu Aphrodite hay Thần vệ nữ
---Những vị thần trong thần thoại Hy Lạp và La Mã---
Hades là con trai của Titan Cronos và Rhea, ông là anh trai của Zeus, sau khi được giải cứu khỏi bụng cha, ông đã tham gia vào cuộc chiến chống lại các Titan cùng với các anh em của mình. Ba anh em Thần Hades, thần Zeus là thần Poseidon được coi là ba vị thần hùng mạnh nhất trên đỉnh Olympus. Thần Hades cai quản thế giới dưới lòng đất và các linh hồn, Thần Zeus cai quản bầu trời và thần Poseidon cai quản tất cả biển cả.
Hades: Thần Địa Ngục, cai quản địa ngục và các linh hồn
Ở sâu dưới lòng đất âm u là vương quốc Âm Phủ của thần Hades. Vương quốc của ông đầy bóng tối cùng những cảnh khủng khiếp. Nơi đó không bao giờ có ánh nắng tươi vui của mặt trời chót lọi. Đường xuống vương quốc sầu thảm của thần Hades là những vực sâu thăm thẳm.
Đầu tiên không thể không kể đến năm con sông dưới Địa Phủ. Đã qua sông thì không thể trở lại nữa.
- Sông Styx (căm ghét): con sông này mang ý nghĩa quan trọng nhất trong thần thoại, là ranh giới giữa Địa Ngục và Trần gian. Truyện kể, ngày trước Thần Biển Cả Oakenous có người con gái tên Styx đã có công lớn trong việc tham gia vào trận chiến chống Gigantos nổi dậy tấn công Olympus nên để thưởng công, thần Zeus đã biến nàng thành con sông nối giữa hai thế giới. Đồng thời sông Styx cũng thể hiện cho sự cam kết lời thề: bất cứ ai thề nguyền đều phải viện đến sông Styx chứng giám!
- Sông Phlegeton (lửa)
- Sông Acheron (đau khổ, bất hạnh): Trên sông Khêrôn có một ông già lầm lì tên là Kharôn làm nhiệm vụ chở đò đưa linh hồn người chết qua. Sông sang bên bờ cõi Âm. Ông được nhận một đồng tiền trả công cho việc này. Chính vì vậy mà ở nhiều dân tộc có tục lệ bỏ tiền vào miệng người chết.
- Sông Cocytus ( than khóc): Chẳng biết sông này có tác dụng gì, nhưng có tích kể người không có tiền sẽ ngồi khóc ở bờ sông này chứ không phải Acheron.
- Sông Lethe (quên lãng): Tích kể rằng đi qua sông này thì phải uống một ngụm nước của nó để quên hết mọi chuyên trước đây (gần gần như chuyện bát canh của Mạnh Bà của Trung Quốc - uống bát canh sẽ quên sạch mọi chuyện kiếp trước để đầu thai).
Trên những cánh đồng tăm tối của vương quốc Hades phũ đầy những cây hoa tuy líp dại nhợt nhạt có những linh hồn người chết lượn lờ lang thang. Họ vừa đi vừa khóc than cho cuộc sống buồn thảm tối tăm vô nghĩa. Tiếng khóc của họ cất lên nghẹn ngào nghe như tiếng xào xạc của lá vàng rơi trong gió mùa thu. Không ai có thể quay trở về được một khi đã xuống dưới thế giới sầu thảm này. Ở dưới vương quốc tối tăm này của thần Hades, linh hồn người chết không bao giờ được biết thế nào là niềm vui.
Trước cửa địa ngục có một con chó ngao Cerberus - hay còn gọi là Chó Gác Cổng Địa Ngục làm nhiệm vụ canh giữ không cho ai ra khỏi đây. Con chó này là một quái vật ba đầu, trên cổ có một đàn rắn quấn xung quanh thở phì phì trông thật khủng khiếp. Cerberus vô cùng dữ tợn, chỉ cho linh hồn qua cổng chứ không bao giờ đi ngược trở ra.
Trong cung điện Âm Phủ, thần Hades ngự trên ngai vàng cùng với vợ thần là nàng Persephone xinh đẹp. Phục vụ cho Hades có các vị nữ thần báo thù không khoan nhượng Êrinyêx. Các vị nữ thần này cầm những chiếc roi rắn dõi theo từng bước chân của những kẻ gian ác không để cho họ yên một phút. Không ai có thể thoát khỏi được các vị thần báo thù, bởi vì họ luôn tìm ra được nạn nhân của mình bất kể kẻ đó trốn ở đâu. Bên cạnh ngai vàng của Hades là ba vị pháp quan làm nhiệm vụ xử tội người chết, đó là là Minos (vua xứ Crete, con trai của thần Zeus và nàng Europa) và thần Radamanto và Aiacos
Cũng ở đó còn có thần Chết Thanatos cầm thanh kiếm trong tay, mình khoác chiếc áo dài màu đen và có đôi cánh khổng lồ cũng màu đen. Khi Thanatos bay đến bên giường người chết để dùng kiếm cắt tóc và bắt linh hồn người đó đem đi thì từ đôi cánh của thần phả ra hơi lạnh của nhà mồ cùng đi với thần Thanatos còn có các nữ thần Tàn Sát tên là Ke. Họ vỗ cánh xông xáo bay không mệt mỏi trên các bãi chiến trường và vui sướng khi nhìn thấy các chiến binh lần lượt ngã xuống; họ ghé đôi môi đỏ như lưỡi lửa vào vết thương của những người vừa ngã xuống rồi say sưa hút dòng máu nóng và lôi linh hồn ra khỏi cơ thể người chết.
Hades thường bị nhầm là Thần Chết, dù không phải vậy. Nếu nói Thần Chết thì Thanatos đúng hơn. Trái lại với tưởng tượng xấu xa về Hades, ông được cho là người điềm tĩnh, tự tại, không độc ác. Công việc của ông vốn là để giữ gìn cân bằng của tạo hóa. Có kha khá tích giật gân về ông, nhưng khá là khó kiếm. Còn tích được nhiều người biết về ông thì là tích về việc ông bắt cóc nàng Persephone xinh đẹp về làm vợ.
Biểu tượng của Hades là chó ngao ba đầu Cerberus và Mũ Tàng Hình.
--o0o--
Copyright 2008 - 2016 Liên hệ