Truyền thuyết về các Thần thú có thể bạn chưa biết

4/5 (5) Bình chọn

Thứ sáu, 11/02/2022 08:02

   Truyền thuyết về các Thần thú có thể bạn chưa biết

 

Những gì ghi lại trong ‘Sơn Hải Kinh’ là toàn bộ tài nguyên sinh thái của mấy nghìn năm trước, bao gồm: Những dãy núi, dòng sông, hoa cỏ, cây cối, các loại động vật, và các hiện tượng thiên văn xuất hiện bên trên các dãy núi. ‘Sơn Hải Kinh’ chính là bách khoa toàn thư về tài nguyên sinh thái. Điều khiến người ta mê mẩn nhất chính là những con thú bí ẩn trong ‘Sơn Hải Kinh’. Những con thú này có loài thì mặt người chân hổ, có loài trấn tà diệt yêu….

 

1. Thanh Long: Thanh Long còn gọi là “Thương Long”, là một trong những Thần thú cổ đại ở phương Đông. Trong truyền thuyết phương Đông, Thanh Long có thân như rắn, đầu kỳ lân, đuôi cá chép, râu dài, sừng như nai, năm móng vuốt, dáng vẻ dũng mãnh.

 

 

2. Bạch Hổ: Bạch Hổ là chiến thần, là Thần sát phạt. Thần lực của hổ vốn có thể trừ tà, tránh tai ương, cầu thịnh vượng, trừng trị ác, giúp đỡ việc thiện lương, phát tài làm giàu, kết hợp lương duyên tốt đẹp…. Bạch hổ là một trong tứ linh nên đương nhiên cũng là từ tinh tú biến thành, bao gồm 28 tinh tú ở giữa và 7 tinh tú ở phía tây: Khuê, Lâu, Vị, Ngang, Tất, Tuy, Tham. Nó là đại biểu cho hướng Tây. Trong ngũ hành, phía Tây là chúc kim, có màu sắc là trắng, cho nên gọi Bạch Hổ không phải vì nó màu trắng mà là tên gọi từ trong ngũ hành.

 

 

3. Chu Tước: Trong văn hóa phương Đông, Phượng Hoàng là một linh vật đại biểu cho hạnh phúc. Nó có rất nhiều loại, ví như: Cẩm Kê, Khổng Tước, Ưng Thứu, Hộc, Huyền Điểu… Cũng có thuyết nói rằng Phượng Hoàng là do Đại Bằng Kim Sí Điểu trong Phật giáo biến thành. Phượng Hoàng được nhắc đến trong thần thoại có đầu giống gà, cằm chim én, cổ rắn và đuôi cá, có hoa văn ngũ sắc. Có 5 giống phượng hoàng, được phân chia theo màu sắc: Hồng là Phượng, thanh (xanh) là Loan Điểu, trắng là Thiên Nga, Phượng Hoàng màu vàng gọi là Chu Tước, màu tím gọi là Huyền Điểu.

 

 

4. Huyền Vũ: Huyền Vũ là linh vật tổ hợp từ rắn và rùa. Huyền Vũ vốn gọi là Huyền Minh. Huyền có nghĩa là màu đen, Minh có ý nghĩa là âm. Huyền Minh mới đầu là nói về quy bốc, tức là mời con rùa màu đen đến âm phủ để hỏi thăm tổ tiên, sau đó đem hồi âm trở về dương gian, thông qua hình thức quẻ bói mai rùa để hiển thị cho thế nhân. Rùa sống ở sông, hồ, biển (bao gồm rùa biển) nên Huyền Minh được xưng thành thủy Thần. Rùa đen sống lâu nên Huyền Minh tượng trưng cho sự trường sinh bất lão. Trước kia âm gian là ở phương Bắc, vậy nên khi bốc quẻ mai rùa thì thì phải theo hướng Bắc, cho nên Huyền Minh là Thần phương bắc.

 

 

5. Hồn Độn: Hồn Độn là hung Thần thời cổ đại. Theo truyền thuyết nó có hình mập tròn, màu đỏ như ngọn lửa, có 4 cánh và 6 chân, tuy trên mặt không có ngũ quan rõ nét (mắt, mũi, miệng, tai, lông mày) nhưng nó có thể thông hiểu âm nhạc và ca múa. Có thuyết cho rằng Hồn Độn có hình tượng như chó hoặc gấu. Nhân loại không thể nhìn thấy nó cũng không thể nghe thấy tiếng của nó. Nó thỉnh thoảng hay tự cắn lấy cái đuôi của mình rồi cười khúc khích. Nếu nó gặp phải người cao thượng thì liền trở nên trợn trắng, hung dữ; Nếu gặp phải người ác thì Hồn Độn sẽ nghe theo sự chỉ huy của người này.

 

 

6. Cùng Kỳ: Cùng Kỳ là ác Thần trong truyền thuyết Trung Quốc chuyên trấn áp cái thiện và thúc đẩy cái ác. Nó lớn như trâu, ngoại hình giống hổ, phủ đầy lông nhím, có cánh và sủa như chó, dựa vào việc ăn thịt người mà sống. Cũng có thuyết nói rằng Cùng Kỳ thường bay đến hiện trường của cuộc chiến và cắn đứt mũi của bên có lý. Nếu có người hành ác thì Cùng Kỳ sẽ bắt dã thú đưa cho người đó và cổ vũ người này làm nhiều chuyện xấu hơn. Tuy nhiên, Cùng Kỳ cũng có mặt lợi. Trong một nghi lễ trừ tà được gọi là “Đại na”, có 12 loại mãnh thú ăn thịt ác quỷ, được gọi là 12 Thần hay 12 thú, và Cùng Kỳ là một trong số đó.

 

 

7. Đào Ngộ: tĐào Ngột là một con thú có hình dạng như hổ, lông chó, dài hai thước, mặt người, chân hổ, miệng và răng lợn, đuôi dài một trượng tám thước, quấy phá bừa bãi. Thường được dùng để ẩn dụ chỉ người cứng đầu, có thái độ hung ác. Tương truyền nó là con trai của Thiên đế Chuyên Húc, còn có tên là Ngạo Ngoan, khó dạy dỗ. Cũng giống như Cùng Kỳ, Đào Ngột là một trong tứ đại hung thú.

 

 

8. Thao Thiết: Tương truyền rằng khi Hiên Viên đại chiến Xi Vưu, Xi Vưu bị trảm, đầu rơi xuống đất hóa thành Thao Thiết. Trong ‘Sơn Hải Kinh’ viết về Thao Thiết như sau: Có một con thú mặt người thân dê, mắt ở dưới nách, răng hổ, chân giống người, tiếng kêu như con nít, tên là Bào Bào, là loài ăn thịt người. Cũng có thuyết nói nó là một trong 9 đứa con của rồng. Nó vô cùng tham ăn, nhìn thấy cái gì thì ăn cái đó, bởi vì ăn quá nhiều nên cuối cùng vì no mà chết. Nó là tượng trưng cho tính tham dục.

 

 

9. Bạch Trạch: Là Thần thú nổi tiếng trên núi Côn Luân, cả người trắng như tuyết, nói được tiếng người, thông thạo vạn vật, hiếm khi lộ diện, trừ khi có Thánh nhân hoặc người quản lý thiên hạ thì nó mới xuất hiện để dâng tặng thư sách. Bạch Trạch là linh thú may mắn có thể khiến người gặp dữ hóa lành. Khi Hoàng đế tuần du đến Đông Hải, gặp loài thú này thì biết rằng nó vô cùng am hiểu sự tình thiên hạ quỷ thần, vạn vật từ xa xưa lúc linh khí tạo thành, các linh hồn lang thang có 520 loại, Bạch Trạch đều nói vô cùng chi tiết rõ ràng. Hoàng Đế ra lệnh lấy giấy bút ghi lại, từ đó công bố thiên hạ.

 

 

10. Quỳ Tương truyền có một “ngọn núi Lưu phá ” ở Đông Hải, và Quỳ sống trên ngọn núi này. Quỳ có hình dáng và đầu giống bò, nhưng không có sừng, mà chỉ có một chân, cả người có màu xanh đen. Lưu truyền rằng Quỳ phát ra ánh sáng giống nhật nguyệt, tiếng kêu như sấm sét, chỉ cần nó ra vào mặt nước thì nhất định gây ra gió bão. Trong cuộc chiến giữa Hoàng đế và Xi Vưu, Hoàng đế bắt được Quỳ, dùng da của nó làm trống trận, dùng xương làm dùi trống. Kết quả khi đánh chiếc trống này âm thanh có thể lan xa đến bán kính 500 dặm, làm tăng nhuệ khí quân đội Hoàng đế, khiến quân Xi Vưu sợ hãi.

 

 

11. Thủy Kỳ Lân: Là loài hoang dã sinh ra từ đầm nước lạnh, tính thích cắn nuốt yêu quái, có thể chế ngự vạn thủy, chấn nhiếp bầy yêu. Về sau lưu truyền rằng nó được một dị nhân thu phục về làm linh vật canh giữ núi. Một sinh vật có tính cách nhân từ, uy lực mạnh mẽ, hiểu quy luật của thế gian, thông hiểu thiên ý, có thể lắng nghe thiên mệnh, là thần thú của đế vương.

 

 

12. Chúc Long: Cũng có tên là Chúc Âm. Mặt người, thân rồng, ngậm chúc (đuốc sáng) trong miệng, chiếu sáng chốn âm u phía Tây Bắc nơi không có mặt trời. Tương truyền, nó có uy lực vô cùng lớn, khi mở mắt thì ánh sáng chiếu rộng khắp, tức là ban ngày; Nhắm mắt lại thì trời đất mù mịt, chính là đêm tối.

 

 

13. Ứng Long: Trong sách cổ viết: “Rồng qua 500 năm thành Giác Long, 1000 năm thành Ứng Long”. Ứng Long được xem là linh vật trong Long tộc, nên trên thân mọc thêm cánh. Tương truyền Ứng Long là Thần Long của Hoàng đế thời thượng cổ. Nó từng phụng lệnh Hoàng Đế thảo phạt Xi Vưu, vì giết được Xi Vưu nên trở thành Công Thần. Lúc Đại Vũ trị thủy, Thần Long dùng đuôi quét đất, làm thông lũ lụt mà lập công. Từ đó Thần Long có tên là Hoàng Long. Vì vậy Ứng Long chính là công thần của vua Vũ nhà Hạ.

 

 

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi. Hãy theo dõi doctruyencotich.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Elina

Truyện đọc nhiều nhất

Hát ru

Chuyên Mục