Trạng Bùng là ai? Cuộc đời và sự nghiệp Phùng Khắc Khoan

0/5 (0) Bình chọn

Thứ Ba, 22/03/2022 07:03

   Trạng Bùng là ai? Cuộc đời và sự nghiệp Phùng Khắc Khoan

 

 

1. Giới thiệu về Phùng Khắc Khoan "ông Trạng của dân"

 

Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528 mất năm 1613, tự là Hoằng Phụ, Hiệu là Nghị Trai, Mai Nham Tử, tục gọi là Trạng Bùng, là quan nhà Lê Trung Hưng và là nhà thơ Việt Nam. Ông được sinh ra tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Tương truyền, ông là em cùng mẹ khác cha với Trạng Nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Với nhiều công lao với đất nước, với người dân làng Bùng (Phùng Xá), nên sau khi ông mất đã được triều đình sắc phong thần, người dân tôn ông làm thành hoàng làng. Hằng năm, vào ngày 24-9 âm lịch, nhân dân địa phương vẫn tổ chức ngày giỗ ông Trạng. Lễ vật dâng lên là cháo đậu, cà muối – những món ăn bình dị, lúc sinh thời ông rất thích.

 

2. Cuộc đời và sự nghiệp của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan

 

Lúc nhỏ, Phùng Khắc Khoan theo cha để học và ít nhiều tỏ ra sáng dạ, có tài văn chương. Học hết chữ của cha, ông tìm về Vĩnh Lại (nay là Vĩnh Bảo, Hải Phòng) theo học Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Và vị thầy có tầm nhìn xuyên thế kỷ đã truyền thụ cho Phùng Khắc Khoan nhiều bí quyết trong sách Thái Ất thần kinh. Do đó, ông tinh thông cả thuật số. Học thầy, được truyền thừa những tư tưởng và nắm vững những cơ sở lý số, nhưng khác với thầy Trạng Trình, người từng đỗ đạt và làm quan với triều Mạc, Phùng Khắc Khoan lại không chịu đi thi và ra làm quan với triều Mạc. Ông đã trở về quê dạy học.

 

Đến đầu đời vua Lê Trung Tông, Phùng Khắc Khoan mới theo Lê Bá Ly vào Thanh hóa quy thuận theo nhà Lê. Ban đầu, ông đến Hoằng Hóa, rồi Vĩnh Phúc, Yên Định dạy học. Năm 1557, Phùng Khắc Khoan đỗ đầu kho thi Hương ở Yên Định lúc 29 tuổi. Đến năm 1580, đời Lê Thế Tông, Phùng Khắc Khoan dự kỳ thi Hội ở Vạn Lại (Thanh Hóa) và đỡ Hoàng giáp, lúc này ông đã 53 tuổi. Sau khi đỗ, ông được thăng làm Đô cấp sự. Được hai năm thì ông xin từ quan về nhà riêng ở Vạn Lại. Song đến năm sau (1583) thì Vua mời ông ra làm Hồng lô tự khanh. Năm 1585 đổi ông sang làm Hữu thị lang Bộ Công, rồi cử làm Thừa chính sứ Thanh Hoa (tức Thanh Hóa). Năm 1592, nhà Lê Trung Hưng đánh đuổi được nhà Mạc, trở về kinh đô Thăng Long, Phùng Khắc Khoan được giao giữ nhiều chức vụ quan trọng.

 

Nhân dân mến mộ Phùng Khắc Khoan không phải vì ông là vị quan đức cao vọng trọng mà bởi dù ở chức vụ gì, ông cũng đều toàn tâm, toàn ý phụng sự triều đình và dân chúng. Cũng bởi vậy cho nên dù không đỗ trạng nguyên, người ta vẫn gọi ông là “Trạng Bùng”. Thậm chí sau cuộc đi sứ nhà Minh Mạng thành công, dân gian còn lưu truyền ông là “lưỡng quốc Trạng nguyên”. Điều đó đủ để thấy tầm ảnh hưởng của Phùng Khắc Khoan đối với nhân dân thời bấy giờ.

 

Cuộc đi sứ của Phùng Khắc Khoan lúc bấy giờ có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà hậu Lê vì trong 65 nhà Mạc ở Thăng Long, nhà Minh chỉ biết đến nhà Mạc. Chính vì thế lần này xin sắc phong cho vua Lê là điều vô cùng khó. Chuyến đi sứ kéo dài hơn một năm trời nhưng bằng tài năng của mình, Phùng Khắc Khoan đã hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình. Trong chuyến đi sứ này, ông còn làm một tập thơ tặng vua nhà Minh bằng tất cả tài năng và sự uyên bác của mình. 

 

Cũng trong chuyến đi sứ, mọi người ăn yến tiệc vui vẻ, riêng Phùng Khắc Khoan chỉ ăn “ngọc mễ” bung ngon lành. Ông còn xin vua Minh cho đem theo “ngọc mễ” để ăn dọc đường, vùa Minh bằng lòng. Trên đường về, mỗi ngày ông chỉ ăn một bữa, nhịn một bữa, dành dụm để đem về làm giống. Nhưng về đến của ải Nam Quan, sứ giả nhà Minh mới lễ phép nói cho ông biết rằng vua Minh không cho đem hạt “ngọc mễ” ra khỏi biên giới. Nghe được điều đó, ông bàng hoàng, cũng chẳng thể quay về kinh thành để xin nhà vua, nên ông đành bốc lấy một nắm bỏ vào túi áo, còn lại thì dỡ cả xuống đường. Để đảm bảo đưa được hạt giống về nước, ông đã chia hạt giống ra cho đoàn người đi cùng và ra lệnh không ai được làm mất đến khi qua cửa biên giới. Đến lúc qua ải Nam Quan, mọi người mới thấy nhẹ nhõm và hồ hởi nộp lại “ngọc mễ” cho ông. Thế là hạt “ngọc mễ” đã được đưa vào nước ta từ hồi ấy. Vì giống này lấy từ đất Ngô, nên Phùng Khắc Khoan gọi đây là “cây ngô”.

 

“Trạng Bùng” Phùng Khắc Khoan không chỉ là một lương thần, một danh nho mà còn là một thi sĩ tài hoa. Ông đã có một sự đóng góp không hề nhỏ vào nền văn học sử Việt Nam. Cho đến nay, giới sưu tầm đã xác định được trên 500 tác phẩm như văn tế, văn bia, kinh truyện,…nhưng đặc sắc hơn cả là thơ. Thơ văn của ông chính là đời, ông đã ghi chép mô tả cuộc sống đời thường, mô tả cảnh vật và những câu chuyện ông trải qua. Năm tháng thời gian đi qua, lớp hậu thế càng trân trọng và đồng cảm với văn chương của ông. Tình cảm của nhân dân quê hương đối với thi sĩ họ Phùng ngày càng nồng đượm.

 

Qua đó, độc giả có thể thấy được trong 50 năm cuộc đời làm quan của Trạng Bùng, ông được biết đến với những đóng góp quan trọng trong chính trị, ngoại giao, kinh tế và văn hóa được nhân dân hết sức ngưỡng mộ. Nhưng quan trọng nhất vẫn là tấm lòng của ông, tấm lòng lo cho dân từ hạt gạo, cọng rau để đấy mà dựng nước, giữ nước. Ông đã làm tròn bổn phận của mình trong vai trò một ông quan với triều đình. Nhưng ông sống giữa lòng dân mà hai tiếng Trạng Bùng thân thuộc được gọi lên thay tên chính là vì ông đã sống một cuộc đời của đại quan vẫn như một dân thường.

 

Bài viết trên đã giúp ích cho bạn trong việc giải đáp câu hỏi Trạng Bùng là ai. Bên cạnh những thông tin lý thú này, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều điều xoay quanh nhân vật Khùng Khắc Khoan. Cảm ơn bạn đã đọc!

Elina
TAGS:

Truyện đọc nhiều nhất

Hát ru

Chuyên Mục