3/5 (2) Bình chọn
Thánh Gióng sau khi có công đánh giặc cứu nước, đã được sắc phong là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng là một trong bốn vị thánh Bất tử trong tín ngưỡng dân gian việt Nam, tượng trưng cho tinh thần chống giặc ngoại xâm và sức mạnh của tuổi trẻ. Đền thờ Thánh Gióng nằm tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Mời các bạn và các em cùng đọc giai thoại về Thánh Gióng
THÁNH GIÓNG - PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
Nghe đọc truyện Thánh Gióng - Audio
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, thiên hạ bình yên; dân gian sống trong cảnh thái bình. Vua Hùng không triều cống nhà Ân bên Tàu. Thấy vậy, vua nhà Ân sai người giả đi tuần thú, tìm cách xâm chiếm nước Nam. Hùng Vương lo sợ, cho vời quần thần vào để hỏi mưu mẹo đánh giặc ngoại xâm và giữ yên bờ cõi. Có người thưa với vua rằng: - Bệ hạ nên kêu khấn với Long Quân để Ngài sai thiên tướng xuống giúp thì mới xong.
Vua nghe lời, lập đàn chay trong ba ngày cầu khấn. Bỗng trời nổi cơn giông, sấm sét ầm ầm, mưa như trút nước. Rồi sau đó, một cụ già cao lớn, tóc trắng râu bạc, ngồi ở một ngã đường, vừa cười vừa nói, ca hát múa may. Ai trông thấy cũng cho là lạ. Có người tâu lên vua. Vua thân hành đến mời ông cụ đến nơi làm đàn chay, đem cơm rượu ra thiết đãi. Ông cụ không ăn và cũng không nói câu nào.
Vua hỏi: - Sắp có giặc phương Bắc xâm lăng nước Nam, xin cụ mách bảo sự thể thua được như thế nào?
Một hồi lâu, ông cụ mới nói: - Ba năm nữa, giặc Bắc sẽ kéo đến đây. Nhà vua nên tìm trong thiên hạ, cầu người kỳ tài, thì mới phá được giặc. Khi phá được giặc thì vua nên chia đất, phong tước cho người ta. Được vậy thì việc phá giặc không khó gì.
Nói xong, cụ già bay vụt lên Trời, biến mất. Vua tuân lời, sai sứ đi khắp trong nước để tìm người tài ra giúp nước.
Bấy giờ, tại Kẻ Đổng (còn gọi là làng Gióng Mốt, tên cũ của làng Đổng Xuyên sau này) thuộc bộ Vũ Ninh xưa (sau là đất huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), có một người đàn bà làm nghề trồng rau. Sau một đêm mưa gió, sáng sớm bà ra vườn cà ven sông, thấy một vết chân lớn chưa từng có. Bà đưa chân mình ướm thử. Nhìn thấy vườn bị giẫm nát, nhưng cà vẫn còn tươi, bà bèn hái về ăn. Sau đó, bà thấy trong mình chuyển động rồi có thai. Gần đến ngày sinh, dân làng biết được, liền đuổi bà ra khỏi làng. Cùng đường, bà phải về ở cữ tại trại Nòn (xóm Ban hiện nay).
Vào ngày mùng bảy tháng giêng lịch trăng, bà sinh ra được một cậu bé khôi ngô tuấn tú. Nhưng đã ba năm mà chẳng biết nói cười, hàng ngày chỉ nằm trên thúng treo trên gióng tre, do vậy mọi người gọi cậu là Gióng. Bà vô cùng buồn phiền lo lắng.
Khi đó, ngoài ngõ vang lên tiếng sứ giả rao mõ báo tin nước có ngoại xâm và nhà vua đang cầu hiền tài ra giúp nước. Chợt cậu bé Gióng bật ra tiếng nói, thưa với mẹ cho gọi sứ giả vào. Bà mẹ và dân làng làm theo. Gặp mặt sứ giả, cậu Gióng ngồi dậy truyền bảo: Ngươi hãy về tâu với đức vua đúc cho một con ngựa sắt cao hơn 18 thước, một cây kiếm sắt dài 7 thước, một roi sắt và một chiếc nón sắt để Gióng đi dẹp giặc.
Nhận tin sứ giả tâu lên, vua tức tốc truyền cho làm vật dụng mà Gióng yêu cầu. Rồi sứ giả chuyển đến cho Gióng.
...
Copyright 2008 - 2016 Liên hệ